Last updated
Last updated
Để tạo mới tiêu chí nhận xét dành cho học sinh, người dùng vào màn hình Setting -> Student comment areas để thao tác.
Người dùng cần được cấp quyền để thực hiện thao tác này.
Name: là tên gọi của tiêu chí nhận xét (người dùng có thể điền cả tên tiếng Việt và tiếng Anh của tiêu chí)
Sort order: thứ tự hiển thị của tiêu chí nhận xét trong phần nhận xét sau buổi học
Is active: là trạng thái hoạt động của tiêu chí nhận xét. Chỉ các tiêu chí hoạt động thì người dùng mới có thể nhận xét sử dụng.
Type of comment: là các dạng tiêu chí nhận xét. Bao gồm:
Rating: ghi nhận tiêu chí nhận dạng dưới dạng thang điểm cho tiêu chí nhận xét
Checkpoint: cấu hình tiêu chí theo dạng chấm điểm buổi kiểm tra giữa kỳ (checkpoint)
Demo: cấu hình tiêu chí theo dạng chấm điểm cho buổi cuối khóa (demo)
Content: ghi nhận nội dung nhận xét dưới dạng văn bản
Ngoài ra, người dùng có thể nhập hoặc không nhập các trường thông tin sau:
Slot: là buổi học được áp dụng tiêu chí nhận xét
Public: là trạng thái chia sẻ nội dung của tiêu chí nhận xét cho tất cả học sinh trong lớp hay không
Slot và Public là hai trường thông tin không bắt buộc phải điền khi cấu hình một tiêu chí nhận xét.
Như đã giới thiệu ở trên, tiêu chí nhận xét có nhiều loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng về nhận xét học sinh sau buổi học.
Để đảm bảo tính nhất quán, công bằng và có hệ thống nội dung nhận xét cho học sinh, tiêu chí đánh giá dạng rating được xây dựng để đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá. Khi lựa chọn loại tiêu chí này, người dùng sẽ đồng thời xây dựng thang chấm điểm cùng các nội dung các đánh giá. Dựa vào đó, giáo viên ở trong lớp có tiêu chí này sẽ lựa chọn nội dung đánh giá đã được xác định trước.
Để giáo viên có thể thoải mái nhập nội dung nhận xét cho học sinh, người dùng có thể sử dụng định dạng văn bản (content) cho tiêu chí nhận xét.
Khi lựa chọn định dạng này cho tiêu chí nhận xét, tiêu chí sẽ hiển thị một ô trống nhập văn bản để người dùng tự do nhập nội dung nhận xét cho học sinh.
Trong buổi kiểm tra giữa kỳ (checkpoint), học sinh sẽ cần được ghi nhận điểm kiểm tra thực hành và điểm bài kiểm tra (với nhiều câu hỏi). Khi lựa chọn định dạng này, người dùng sẽ thấy có 02 điểm cần đưa vào cấu hình:
Practice point (Điểm thực hành): người dùng cấu hình điểm số nhỏ nhất tới điểm số lớn nhất có thể chấm cho học sinh ở nội dung này
Multiple choice (Điểm trắc nghiệm): người dùng cấu hình bộ câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng và điểm số đạt được của mỗi câu hỏi trên hệ thống (gần giống phần cấu hình loại rating trước đây)
Sau khi đã hoàn thành phần cấu hình cho tiêu chí nhận xét dạng demo, người dùng sẽ thực hiện chấm điểm theo các tiêu chí đã được cài đặt.
Với phân loại demo, người dùng có thể tạo các "Comment component - Các tiêu chí thành phần" để ghi nhận các tiêu chí đánh giá có trong buổi demo sản phẩm cuối khóa của học sinh. Tiêu chí thành phần này gồm có:
Tên tiêu chí (Title)
Điểm tối đa của tiêu chí (Max grade)
Để tạo mới một tiêu chí, người dùng ấn nút ở góc trên, bên phải màn hình. Các thông tin cần điển ở đây gồm có:
Sau khi điền đây đủ các thông tin, người dùng ấn nút để lưu lại các thông tin về tiêu chí nhận xét được tạo. Hệ thống sẽ hiển thị popup thông báo khi dữ liệu được lưu thành công.
Là các nội dung nhận xét học sinh được áp dụng cho từng buổi học